Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Làm khoa học, tiền thôi chưa đủ, lòng say mê là trên hết?

Đúng là nghiên cứu khoa học không giàu, không ở đất nước nào nhà khoa học giàu hơn doanh nhân, nhưng mỗi nghề có sự đam mê, chỉ những người đam mê khoa học mới làm được khoa học.

Thấy nhiều thảo luận về khoa học, nghiên cứu khoa học tôi mạo muội có một số ý kiến.
1. Đúng là nghiên cứu khoa học không giàu, không ở đất nước nào nhà khoa học giàu hơn doanh nhân, nhưng mỗi nghề có sự đam mê, chỉ những người đam mê khoa học mới làm được khoa học. Tất nhiên làm khoa học thời nào cũng phải đủ sống, nhưng sẽ không giàu. Chúng ta có thể xem các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và thế giới, không ai giàu.
2. Đất nước nào cũng có khoa học giả, khoa học thật, nhưng chỉ cần qua một hội thảo, một buổi tranh luận, biết ngay là ai giả ai thật.
3. Tôi cũng đã học 12 năm ở nước ngoài, tất nhiên học nước ngoài là tiền đề tốt hơn để trở thành nhà khoa học. Nhưng nhiều nhà khoa học vẫn đi lên từ việc đào tạo trong nước, vì họ có đam mê và tự học. Nhiều tiến sĩ nước ngoài về, vẫn không biết làm khoa học và rất hay khoe khoang.
4. Cơ chế làm khoa học hiện nay đúng là nhiều bất hợp lý. Nó làm thui chột khoa học và làm cho cán bộ trẻ chưa kịp yêu khoa học đã phải đi rời bỏ vì cơm áo gạo tiền, vì nhiều gian dối mà một số thấy nản lòng. Đó thật sự là đúng, nhưng đó là hiện trạng chung xã hội, không tránh được.
5. Một số bạn đi học nước ngoài về thấy nước ngoài cái gì cũng tốt và rồi chê hết cái này cái khác bởi làm khoa học ở đất nước nghèo khó hơn nhiều. Làm ở đâu cũng được, nhưng đã làm gì cũng phải có tâm. Làm khoa học cũng có sự nghiệp, cơ hội, nếu thực sự giỏi, tìm được thầy và êkíp phù hợp. Hãy bắt đầu làm một cái gì đó tử tế, rồi sẽ thấy à ra thế, mình cũng có ích. Còn nếu thay đổi chính sách khoa học, hy vọng là mọi việc sẽ tích cực hơn.
6. Chúc các bạn trẻ hãy thử làm khoa học thực sự, nếu say mê, bạn sẽ hiểu rằng, để trở thành nhà khoa học, tiền thôi chưa đủ, lòng say mê là trên hết. Hãy tự kiếm tiền qua nghiên cứu, tư vấn khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, Nhà nước, chứ đừng chỉ trông chờ vào mấy đề tài vài trăm triệu của Nhà nước. Cơ chế tài chính bất hợp lý nên nhiều khi cũng khó cho nhà khoa học.
Rudec
Nguồn: http://vnexpress

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Q&A











Có thể lựa chọn các đề tài không thuộc lĩnh vực kế toán hay không?
Các bạn sinh viên, đặc biệt là năm 1 và 2, có thể có ý tưởng nghiên cứu không hoàn toàn thuộc lĩnh vực kế toán. Thí dụ, các bạn có thể chọn nghiên cứu về những vấn đề như:
  • Ảnh hưởng của giới tính đến kết quả học tập của sinh viên ngành kế toán (hoặc rộng hơn là toàn trường)
  • Kinh nghiệm vượt khó trong học tập của sinh viên từ các tỉnh.
  • Ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả kinh doanh năm 2010 của các doanh nghiệp niêm yết…
Các thầy cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán sẽ xem xét và nếu cần, sẽ mời thêm một chuyên gia về lĩnh vực đó đồng hướng dẫn.

Sinh viên thuộc Khoa khác hoặc Chương trình đặc biệt có thể đăng ký nghiên cứu khoa học tại Khoa Kế toán – Kiểm toán không?
Các bạn nếu chọn những đề tài gần với lĩnh vực kế toán có thể đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học tại Khoa Kế toán – Kiểm toán.

Sinh viên Khóa 2008 không dự được Chương trình tập huấn nghiên cứu khoa học?
Khoa rất tiếc do không xếp được lịch nên giờ học bị trùng giữa Chương trình tập huấn nghiên cứu khoa học với Môn Báo cáo ngoại khóa cho sinh viên khóa 2008. Tuy nhiên, các bạn có thể theo dõi các tài liệu trên trang blog, đặc biệt là về phương pháp nghiên cứu hoặc các đề tài gợi ý để kết hợp vào khóa luận tốt nghiệp sau này.

Ngày học đầu tiên















Trong không khí háo hức, các bạn sinh viên đến sớm so với thời gian qui định của khóa học. Khoảng 7h00 các bạn đã đến tập trung trước hội trường.

7h30 cô Phạm Thị Ngọc Bích bắt đầu trình bày. Các bạn đã lắng nghe cô Bích chia sẻ những kinh nghiệm quí báu. Các bạn trao đổi sôi nổi và trình bày những khó khăn trăn trở khi bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học. Khá nhiều đề tài hay được các bạn quan tâm và mạnh dạn nêu lên những ý tưởng “táo bạo”. Các chủ đề các bạn quan tâm là những “hot topic” hiện nay.  Thật ra nghiên cứu khoa học rất gần gũi với chúng ta. Và thật thú vị khi có những khám phá khoa học một cách tình cờ. Từng giờ trôi qua thật nhanh, sinh viên tiếc nuối khi buổi học đã kết thúc.

13h30 bắt đầu buổi học thứ hai, không khí lớp học trở nên trầm lắng hơn, hình như các bạn đã cảm nhận con đường “chông gai” trong nghiên cứu khoa học. Một vài bạn có lẽ chọn con đường đi ít “chông gai” hơn nên số lượng các bạn đến tham dự ít hơn buổi sáng. Tuy nhiên, sau khi nghe cô Bích truyền đạt những bí quyết trong việc chọn lựa đề tài, phát triển ý tưởng, xây dựng đề cương chi tiết, các bạn có vẻ tâm đắc vả cảm thấy con đường nghiên cứu khoa học đã rõ ràng hơn. Lớp học bắt đầu sôi động trở lại, các bạn tiếp tục tham gia trình bày những ý tưởng nghiên cứu và những kế hoạch thực hiện. Buổi học diễn ra sôi nổi nhưng đã đến lúc phải tạm chia tay.

Các bạn nào đã bỏ lỡ buổi học đầu tiên thì cứ mạnh dạn đến với các buổi học sau, không có điều gì là muộn màng nhé nếu các bạn vẫn còn sự đam mê.

NGỌC ĐIỆP

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Qualitative research - An example


















From go to woe: How a not-for-profit managed the change to accrual accounting

Purpose – The aim of this paper is to examine the process of change in an Australian not-for-profit organization, from a cash-based to an accrual-based accounting system. Its particular focus is the relationship between the image portrayed by accrual accounting adoption and the technical realities of the new system.

Design/methodology/approach – Data were gathered from interviews, documents and meetings, and were contextualized and interpreted using institutional theory.

Findings – The decision to change to accrual accounting was made at the top of the organizational hierarchy in response to institutional pressure to present a corporate image. The implementation of the new system was poorly conceived, inadequately resourced, and hampered by an authoritarian structure that effectively ignored the technical incompetence and training needs of many accounting staff. This resulted in an accounting system half way between cash and accrual, and very different from the system as it had been promoted. The process caused conflict at all levels of the organizational hierarchy.

Research limitations/implications – Accounting in not-for-profit organizations is an under-researched area offering potential for fruitful research in a changing institutional landscape. This institutional approach, while offering just one interpretation of the qualitative data gathered in this project, provides valuable insights about the process of change.

Practical implications – Not-for-profit organizations play a vital economic and social role, and need carefully to assess their responses to ongoing institutional pressures. In implementing change, they face the challenge of balancing the promotion of an institutionally acceptable image and the need for technical efficiencies.

Originality/value – The examination of change in an organization provides a rich context for the exploration of the dynamic, problematic process by which a new accounting practice is embedded and institutionalized.


Helen Irvine, (2011) "From go to woe: How a not-for-profit managed the change to accrual accounting", Accounting, Auditing & Accountability Journal, Vol. 24 Iss: 7, pp.824 - 847

Đề cương bài giảng 1














Như vậy, chúng ta chuẩn bị bước vào lớp tập huấn về Nghiên cứu khoa học. Xin gửi đến các bạn đề cương chuyên đề 1 bao gồm hai nội dung: Phương pháp nghiên cứu khoa học và Nghiên cứu định tính

ĐỀ CƯƠNG
Tên chuyên đề:
Phương pháp nghiên cứu khoa học – Nghiên cứu định tính

Thời lượng: 
20 giờ (4 buổi)

Giáo viên hướng dẫn: 
Phạm Thị Ngọc Bích
(pngocbich@gmail.com)

Mục đích môn học
Sau khi học chuyên đề này sinh viên có thể nắm được các bước trong qui trình thực hiện một dự án nghiên cứu, được trang bị các kỹ năng để phát triển một dự án cũng như xây dựng được một đề cương nghiên cứu khả thi. Đồng thời sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng trong nghiên cứu định lượng.

Nội dung môn học

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Nghiên cứu khoa học là gì (A scientific research)?
2. Qui trình nghiên cứu (Research process)
3. Các kỹ năng cơ bản cần có của một nhà nghiên cứu
    a. Khả năng phát triển ý tưởng cho dự án nghiên cứu
    b. Khả năng tìm kiếm, đánh giá và sử dụng tài liệu tham khảo thích hợp
    c. Khả năng phát triển dự án nghiên cứu một cách đồng bộ
    d. Khả năng thu thập và phân tích dữ liệu
    e. Khả năng viết báo cáo và truyền đạt ý tưởng rõ ràng, đơn giản nhưng đủ ý
4. Đạo đức trong nghiên cứu khoa học (Research ethics)

Chương 2: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Phát triển ý tưởng cho dự án nghiên cứu (Generating ideas for research projects)
2. Cụ thể hóa, trau chuốt ý tưởng nghiên cứu (Refining research ideas)
3. Giới hạn phạm vi của dự án nghiên cứu (Limiting the scope of a research project)
4. Xây dựng cơ sở lý luận (Theoretical framework) cho đề tài nghiên cứu và đánh giá về các tài liệu tham khảo (Literature review)
5. Xác định phương pháp luận (research methodology) cho đề tài và phác họa các phương pháp nghiên cứu (research methods) dự định
6. Xây dựng đề cương nghiên cứu

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (RESEARCH METHODOLOGY AND METHODS)
1. Phương pháp luận trong nghiên cứu (Reseach methodology)
a. Nghiên cứu định lượng (Quantitative research)
b. Nghiên cứu định tính (Qualitative research)
2. Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương pháp luận cho dự án nghiên cứu
3. Các phương pháp nghiên cứu (Research methods), tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu cho dự án nghiên cứu (population and sampling)

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
1. Phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu định tính (Data collection methods)
a. Phỏng vấn (Interviews and focus group)
b. Quan sát (Observation)
c. Thu thập tài liệu sẵn có (Documentation)
2. Phương pháp phân tích số liệu trong nghiên cứu định tính (Data analysis methods)

Tài liệu tham khảo
1. Quinlan, C. (2011). Business research methods. Andover, Hampshire, U.K., South-Western Cengage Learning.
2. Creswell, J. W. (2009). Research design : qualitative, quantitative, and mixed methods approaches. Thousand Oaks, Calif., Sage Publications.

3. Veal, A. J. (2005). Business research methods : a managerial approach. South Melbourne, Vic., Pearson Addison Wesley.


Đề tài gợi ý 8

 

 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG THUYẾT MINH VÀ CÁC NHÂN TỐ VỀ CƠ CẤU QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở VIỆT NAM


Dẫn nhập
Việt Nam là một thị trường vốn mới hình thành và phát triển gần đây. Để phát triển mạnh và thu hút được nhiều nhà đầu tư Việt Nam cũng như nước ngoài thì vấn đề về thuyết minh thông tin cần có sự quan tâm hợp lý. Đặc biệt là các thông tin phi tài chính, thông tin không bị bắt buộc phải công bố. Những thông tin này chủ yếu bị ảnh hưởng từ cơ cấu quản trị của công ty, xuất phát từ quan điểm của nhà quản trị về vấn đề này.

Mục đích
Đánh giá mối quan hệ giữa thuyết minh (thuyết minh tự nguyện, thuyết minh bắt buộc, thuyết minh thông tin phi tài chính …) và cơ cấu quản trị.
Các nhân tố về cơ cấu quản trị của công ty liên quan đến:
  • Đặc điểm của Hội đồng quản trị (năng lực, có hay không có những thành viên không thuộc Ban điều hành công ty…)
  • Đặc điểm của chủ sở hữu (công ty bị chi phối bởi các thành viên gia đình, bởi các cổ đông lớn hay quyền sở hữu phân tán…)
  • Đặc điểm của Ban kiểm soát (Năng lực, tính độc lập của Ban Kiểm soát…)
  • Sự tồn tại của bộ phận kiểm toán nội bộ (Có hay không bộ phận kiểm toán nội bộ, vị trí của bộ phận này trong công ty…)
  • Những thuộc tính của Kiểm toán độc lập (Quy mô của công ty kiểm toán…)
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thực nghiệm: Thống kê mô tả và Hồi quy tuyến tính sử dụng biến phụ thuộc là Chất lượng thuyết minh và biến độc lập là các nhân tố về cơ cấu quản trị

Đối tượng
Sinh viên năm 3 (có thể kết hợp năm 2)

THANH HƯƠNG

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Critical thinking 2














Suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ có phê phán là một điểm yếu của nhiều sinh viên Việt Nam hiện nay và cũng là một trở ngại lớn cho quá trình học tập của các bạn.

Một trong những điều trái với tinh thần của suy nghĩ tích cực là rập khuôn hay giáo điều. Một sinh viên có thể rất kính trọng thầy giáo hay thần tượng một tác giả, nhưng không vì thế mà chỉ lắng nghe hay đọc các phát biểu của họ một cách thụ động. Trái lại, tất cả những điều nghe được, đọc được đều phải suy nghiệm đúng sai, so sánh với những điều đã biết hay thực tế chung quanh. Có như vậy, những điều học được mới trở thành hiểu biết của chính mình chứ không phải là vay mượn của người khác.

Rõ ràng trong nghiên cứu khoa học, suy nghĩ tích cực là vô cùng cần thiết.  Để hiểu rõ hơn, mời các bạn đọc một bài trình bày ngắn gọn nhưng rất súc tích về vấn đề này.

Các bạn có thể download bài viết bằng một trong hai đường dẫn dưới đây:

Đề tài gợi ý 7













ĐỀ TÀI:  THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Dẫn nhập
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cần một thị trường vốn phát triển bền vững để huy động đầu tư để phát triển. Do đó, cần phải đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính để chiếm được niềm tin của nhà đầu tư. Hơn nữa, từ năm 2007 Việt Nam gia nhập thị trường thế giới WTO và cũng thời điểm đó thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển mạnh thì hoạt động kiểm toán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ đó cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập cần được quan tâm thúc đấy và phát triển cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, ở Viêt Nam vẫn chưa có nhiều người quan tâm và hiểu đúng về thị trường dịch vụ kiểm toán, giá phí, chất lượng và những đặc điểm liên quan khác.

Hướng tiếp cận (một số giả thuyết)
Một số khía cạnh của thị trường kiểm toán có thể tiếp cận:
  • Tình hình tập trung của thị trường và ảnh hưởng của nó đến cạnh tranh và chất lượng kiểm toán. Trong những lĩnh vực kinh doanh khác, tăng cường cạnh tranh làm tăng chất lượng nhưng nguyên tắc này chưa hẳn đúng trong thị trường kiểm toán.
  • Vai trò của Big4 trong thị trường kiểm toán Việt Nam.
  • Các phân khúc của thị trường kiểm toán Việt Nam
  • Đối chiếu giữa tốc độ tăng trưởng của thị trường với sự phát triển của các yếu tố đảm bảo chất lượng: Hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, hành lang pháp lý, đội ngũ kiểm toán viên, vai trò giám sát của các tổ chức…
  • Vấn đề giá phí và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng kiểm toán
Mục đích
Giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về thị trường dịch vụ kiểm toán hiện nay ở Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý về các chính sách cần thiết hoặc cách thức các công ty kiểm toán Việt Nam vươn lên khẳng định vị trí của mình.

Phương pháp
Phương pháp phân tích: Thống kê mô tả + Mô hình hồi quy tương quan tuyến tính  

THANH HƯƠNG

Thông báo về việc đăng ký tham dự lớp học về nghiên cứu khoa học


















Như đã thông báo trên website của Khoa, Khoa Kế toán - Kiểm toán đang tổ chức lớp tập huấn về nghiên cứu khoa học với thời gian là 8 buổi. Các bạn sinh viên sẽ được các giảng viên hướng dẫn một cách kỹ lưỡng về cách thức viết một bản đề cương nghiên cứu, thu thập tài liệu và triển khai ý tưởng thành đề tài. Đặc biệt là sẽ huấn luyện các bạn về các kỹ thuật nghiên cứu định tính và định lượng: Từ việc thiết kế bảng câu hỏi cho đến việc sử dụng các công cụ như SPSS.

Thời gian là các ngày chủ nhật (sáng + chiều) 23/10, 30/10, 6/11 và 13/11 tại cơ sở Đào DuyAnh.
Để thuận tiện cho việc tổ chức, sắp xếp hội trường... đề nghị các bạn đăng ký tham dự qua email trước ngày 20/10/2011.

Địa chỉ:

Tiêu đề email: 
Đăng ký tập huấn NCKH

Nội dung email:
  • Họ và tên sinh viên:
  • Mã số sinh viên:
  • Lớp:
  • Tôi đăng ký tham gia dự lớp nghiên cứu khoa học
Đăng ký khẩn trương lên, các bạn nhé. Trước khi là một nhà nghiên cứu khoa học, trước hết hãy làm việc một cách khoa học.

BAN TỔ CHỨC

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Nghiên cứu thực nghiệm - Giới thiệu phương pháp tìm ý tưởng, chọn hướng nghiên cứu cho một đề tài nghiên cứu thực nghiệm.

(Ghi chú: Bài viết chỉ mang tính chất kinh nghiệm cá nhân của người viết và chỉ nên sử dụng để tham khảo).

Giới thiệu
Mọi đề tài nghiên cứu khoa học đều xuất phát từ các ý tưởng khoa học và từ những ý tưởng này chúng ta sẽ phát triển thành hướng nghiên cứu, khi lựa chọn được hướng nghiên cứu phù hợp chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện nghiên cứu. Một công trình nghiên cứu thực nghiệm (empirical research) cũng được bắt đầu tương tự. Do tính chất quan trọng của việc tìm ý tưởng và phát triển hướng nghiên cứu, bài viết này sẽ giới thiệu một phương pháp đơn giản trong việc tìm ý tưởng và phát triển hướng nghiên cứu cho một công trình nghiên cứu thực nghiệm.
Nghiên cứu thực nghiệm là gì?
Nghiên cứu thực nghiệm được định nghĩa như sau (theo wikipedia)
Empirical research is a way of gaining knowledge by means of direct and indirect observation or experience. Empirical evidence (the record of one's direct observations or experiences) can be analyzed quantitatively or qualitatively. Through quantifying the evidence or making sense of it in qualitative form, a researcher can answer empirical questions, which should be clearly defined and answerable with the evidence collected (usually called data). Research design varies by field and by the question being investigated. Many researchers combine qualitative and quantitative forms of analysis to better answer questions which cannot be studied in laboratory settings, particularly in the social sciences and in education.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản là nghiên cứu thực nghiệm là tạo ra kiến thức mới và được chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ý tưởng cho một công trình nghiên cứu thực nghiệm bắt đầu từ đâu?
Ý tưởng thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn thông qua việc được thầy cô giáo giới thiệu trên lớp, thông qua trao đổi với các chuyên gia trong một buổi hội thảo, hoặc là một ý nghĩ lóe lên trong chính chúng ta khi đọc được một bài báo khoa học, một công trình nghiên cứu tâm đắc, hoặc đơn giản là thông qua các đề tài gợi ý của blog này… Từ những nguồn này, chúng ta sẽ có những ý tưởng quan trọng để phát triển thành một đề tài nghiên cứu khoa học.
Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ giới thiệu phương pháp tìm ý tưởng và chọn hướng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu thực nghiệm với xuất phát điểm là các bài báo khoa học.
Lý do lựa chọn xuất phát điểm là các bài báo khoa học nghiên cứu thực nghiệm?
Các bài báo khoa học về nghiên cứu thực nghiệm (nhất là các bài báo khoc học mang tầm quốc tế) sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức mới nhất về lĩnh vực đang nghiên cứu, do đó việc bắt đầu tìm kiếm ý tưởng từ các bài báo khoa học sẽ rất hữu ích. Đây là một phương pháp tiếp cận hay và thường được áp dụng cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học (thậm chí phương pháp tiếp cận này còn hữu ích cho luận án tiến sỹ!)
Phương pháp tìm ý tưởng và chọn hướng nghiên cứu cho một công trình nghiên cứu thực nghiệm
Về cơ bản, phương pháp tiếp tìm ý tưởng và chọn hướng nghiên cứu dựa trên các bài báo khoa học có thể được tóm tắt trong các bước sau đây:
Bước 1: Tìm ý tưởng nghiên cứu
Trước hết, chúng ta nên bắt đầu bằng đọc sơ qua tiêu đề của các bài báo trong thời gian gần đây (2-3 năm trở lại) được đăng trên một số tờ báo hàng đầu của lĩnh vực đang nghiên cứu.
Thí dụ, các tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực tài chính/kế toán trên thế giới có thể là Review of Financial Studies, Journal of Finance, Journal of Financial Economics, Journal of accounting and economics, Journal of accounting research, Accounting Review, Accounting Horizon… Ở Việt Nam, các tờ báo có chất lượng có thể là: Tạp chí Kế toán, Tạp Chí Kiểm toán, Tạp Chí Nghiên Cứu Khoa Học Kiểm toán… (Đối với các bài báo nước ngoài, thường thì để có được bài báo gốc chúng ta phải đăng ký trả tiền, do đó, một cách đơn giản và miễn phí là nên sử dụng website sau để tìm hiểu: www.ssrn.com. Bắt đầu search bằng một key words nào đó và giới hạn sự lựa chọn dần dần. Đối với các bài báo tiếng Việt, có thể tìm đến website của các tờ báo để đọc miễn phí.)
Khi nhận thấy một tiêu đề hấp dẫn thì nên tiếp tục với bài báo đó bằng cách đọc sơ qua phần tóm tắt (abstract) của bài báo (không cần đọc cả bài báo). Thông thường, chỉ cần đọc abstract thì có thể biết được rằng bài báo có hữu ích hay không. Đây là một bước tốn rất nhiều thời gian để tìm ý tưởng thích hợp, nếu gặp các khó khăn khi đọc và hiểu các thuật ngữ (nhất là các bài báo nước ngoài được viết bằng Tiếng Anh) thì nên sử dụng google để tìm hiểu thêm. Trong quá trình đọc, nên ghi chú một số nội dung cần thiết để khi cần có thể quay lại.
Bước 2: Chọn hướng nghiên cứu phù hợp
Khi đã nắm được thông tin một cách khái quát về các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, chúng ta có thể quyết định nên nghiên cứu về vấn đề gì. Thông thường, các đề tài được chọn là những đề tài cấp thiết và có tính chất quan trọng. Cách dễ nhận biết đề tài nào cấp thiết và quan trọng hay không là xem vấn đề mà chúng ta đang quan tâm có nhiều người đang thực hiện hay không. Lựa chọn được một hướng nghiên cứu phù hợp sẽ góp phần tạo nên một công trình nghiên cứu có giá trị.
Bước 3: Phát triển hướng nghiên cứu
Trong bước này, kỹ năng critical thinking (đọc lại bài viết về critical thinking) đóng vai trò quan trọng vì chúng ta sẽ bắt đầu đi sâu hơn vào các vấn đề chuyên môn. Bước này bắt đầu với việc chọn một số bài báo có sự liên quan mật thiết đến hướng nghiên cứu đã chọn và bắt đầu đọc toàn bộ bài báo.
Thông thường, trong một bài báo nghiên cứu thực nghiệm có cấu trúc gồm các phần sau: abstract (tóm tắt), introduction (giới thiệu), literature review (cơ sở lý luận), hypotheisis (giả thuyết), methodology (phương pháp nghiên cứu), data (dữ liệu sử dụng để nghiên cứu), results (kết quả nghiên cứu) và conclusion (kết luận).

Khi bắt đầu đọc về nội dung bài báo, trước hết cần đọc phần Introduction và Conclusion để xem trong bài báo này có những vấn đề mà chúng ta quan tâm hay không. Một bài báo được viết tốt sẽ cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để chúng ta biết được bài báo này có phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng ta hay không. Nếu không, bỏ qua bài báo này và tiếp tục với bài báo khác. Nếu có, chúng ta nên tiếp tục với phần còn lại (literature review, methodology, data and results).
Literature review sẽ cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết đầy đủ về cơ sở lý luận liên quan. Literature review tóm tắt lại các công trình nghiên cứu trước đó, kết quả đạt được, những ưu điểm và hạn chế của các công trình đó và đồng thời sẽ giải thích tại sao cần có thêm những nghiên cứu khác để hoàn thiện hơn hệ thống kiến thức hiện tại. Ngoài ra, đối với các nghiên cứu mang tầm quốc tế, mỗi một lĩnh vực nghiên cứu đều có một vài nghiên cứu rất quan trọng đã thực hiện trước đó, phần literature review sẽ giúp chúng ta tìm đến với các bài báo quan trọng này khi cần thiết.
Hypothesis sẽ trình bày giả thuyết của tác giả về một vấn đề nào đó. Dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả sẽ đánh giá, phân tích, tìm các điểm manh, điểm yếu của các công tringh nghiên cứu trước, hoặc là liên kết các công trinh nghiên cứu lại với nhau… để hình thành nên một giả thuyết nào đó. Dựa trên giả thuyết này, tác giả sẽ tìm bằng chứng thực nghiệm để chứng minh các giả thuyết. Đọc và hiểu phương pháp xây dựng giả thuyết của tác giả trong từng bài báo sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng critical thinking nói chung.
Methodology và data là phần tương đối khó hiểu và đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về kinh tế lượng, nhưng lại là phần cực kỳ quan trọng của bất kỳ một công trình nghiên cứu thực nghiệm nào. Trong phần này, tác giả sẽ sử dụng các mô hình toán học (thí dụ, hàm một biến, hàm nhiều biến…) kết hợp với dữ liệu để phân tích và cho ra kết quả thực nghiệm. Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính thì một giả thuyết chỉ được chấp nhận khi có bằng chứng từ thị trường tài chính với một phương pháp nghiên cứu phù hợp và dữ liệu đầy đủ, đúng đắn. Kiến thức hữu ích cho nghiên cứu thực nghiệm và đọc hiểu phần này là môn học kinh tế tượng (econometrics).
Results sẽ trình bày các kết quả và kết luận của tác giả về dựa trên dữ liệu đã được phân tích.
Trong quá trình đọc toàn bộ một công trình nghiên cứu, chúng ta có thể sử dụng kỹ năng critical thinking để đánh giá sự đúng sai, điểm mạnh và điểm yếu của từng công trình (cả về phương pháp nghiên cứu và dữ liệu, cách thức giải thích kế quả phân tích…). Chúng ta có thể phát triển thành cả một công trình nghiên cứu khoa học khác nếu chúng ta có một phương pháp nghiên cứu tốt hơn và dữ liệu tốt hơn.
Bước 4: Thực hiện đề tài
Khi đã tìm được hướng nghiên cứu, lựa chọn được phương pháp nghiên cứu và dữ liệu phù hợp thì chúng ta có thể bắt đầu công việc của một nhà khoa học – nghiên cứu và viết lại kết quả thực hiện được.
Để có một công trình nghiên cứu thực nghiệm có chất lượng, công trình của chúng ta cũng cần bao gồm tất cả các phần cần thiết như literature review, hypothesis, methodology, data và results.

Chúc các bạn thành công với hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam - nghiên cứu thực nghiệm!
Trí Tri

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Teamwork trong NCKH - sự hợp tác giữa những người cùng niềm đam mê

Trong cuộc sống năng động hiện nay, từ “teamwork” (tạm dịch là làm việc nhóm) xuất hiện như một trào lưu, nó không chỉ là một kỹ năng mà nó còn là giống như một công cụ để giúp chúng ta thành công. Khi bắt tay cùng nhau làm việc nhóm, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và mâu thuẫn. Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải đối mặt với các thành viên khác; bạn muốn thay đổi thành viên trong nhóm hay thậm chí bạn muốn bỏ cuộc. Với bài viết này, mình chỉ muốn chia sẻ với các bạn về những kinh nghiệm teamwork trong NCKH mà mình đã trải qua, vì vậy bài viết sẽ không đi sâu vào khai thác định nghĩa hoặc phân tích phương thức của teamwork. Hy vọng, những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn có thể làm việc nhóm hiệu quả hơn và đạt được kết quả NCKH như mong muốn.


Ông bà ta có câu “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Từ xưa đến nay, ai cũng công nhận sức mạnh tập thể bao giờ cũng có thể chiến thắng tất cả nhưng đối với mình lại nghĩ, trong NCKH tập thể vừa là cơ hội và cũng vừa là trở ngại cho từng cá nhân.


Làm việc nhóm – cơ hội cho sự thành công tập thể.

Lợi thế của teamwork trong NCKH được mình cụ thể bằng thuật ngữ “2D” : devision và development.

- Division : sự phân chia công việc

Công việc NCKH đòi hỏi thời gian lâu dài và sự miệt mài tìm tòi học hỏi. Một người có thể tập trung làm tốt một khía cạnh của đề tài nhưng không thể am hiểu hết mọi ngóc ngách vấn đề của cả đề tài được. Việc phân công cùng nghiên cứu đề tài NCKH sẽ giúp giảm bớt áp lực công việc cho từng người, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian của cả nhóm. Với lại, với sự hợp tác của nhiều người, đề tài sẽ được khai thác một cách triệt để và có nhiều ý tưởng sáng tạo.

- Development: Sự phát triển

Cùng nhau NCKH sẽ giúp phát triển trên nhiều phương diện: phát triển mối quan hệ trong xã hội, phát triển về nhân cách và tư duy.

Làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên gắn kết với nhau, thân nhau hơn. Đồng thời, các bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ thông qua những người bạn cùng trong nhóm. Hoạt động trong một tập thể, bạn sẽ học được cách cư xử, phát triển được kỹ năng giao tiếp, tự hoàn thiện những điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Quan trọng nhất đó là sự phát triển về tri thức. Bạn sẽ lĩnh hội được nhiều cái mới từ người khác, Đối với những vấn đề bạn không trực tiếp nghiên cứu thì bạn vẫn có thể am hiểu nhờ vào sự chia sẻ thông tin của các thành viên trong nhóm.


Làm việc nhóm – thách thức đối với từng cá nhân

Đó chính là sự xung đột mâu thuẫn giữa các cá nhân. Mỗi người một cá tính riêng sẽ có cách nhìn nhận riêng về một vấn đề dẫn đến bất đồng quan điểm. Hoặc là những mâu thuẫn từ mối quan hệ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến công việc NCKH. Hay từ sự ích kỷ của mỗi cá nhân, đố kỵ hay phân biệt người làm nhiều người làm ít đều có thể là trở ngại khiến cho các bạn không thể giữ hòa khí trong nhóm NCKH.


Vậy làm sao để từng thành viên có thể tận dụng cơ hội và vượt qua trở ngại?

Theo mình nghĩ, để có thể làm việc nhóm hiệu quả, việc đầu tiên bạn phải xây dựng một nhóm NCKH thõa mãn được một vài trong nhiều điều sau đây:

- Cùng có một niềm say mê nghiên cứu, thích tìm tòi, khám phá đến bản chất vấn đề.
- Là bạn bè đã cùng nhau làm việc nhóm trước đây và có thể chia sẻ cùng nhau.
- Có cùng mục đích NCKH
- Có sự quyết tâm và kiên trì trong quá trình làm việc
- Có niềm tin tưởng lẫn nhau.

Tiếp đến, bạn cần duy trì teamwork trong NCKH. Để làm được điều này, mình nghĩ bí quyết nằm ở câu sau “Hãy học cách kiềm chế cái tôi của bản thân, hãy học cách tôn trọng, hãy đặt mình vào trong hoàn cảnh người khác và hãy nói lên điều mình nghĩ.”


Đã trong một nhóm NCKH, các bạn phải đặt mục đích và mục tiêu NCKH lên hàng đầu. Từ đó, mỗi thành viên của nhóm phải biết hy sinh lợi ích cá nhân để có thể cùng nhau đạt được lợi ích cao nhất của cả nhóm.

Trong quá trình làm việc nhóm, các bạn phải luôn chia sẻ thông tin, cùng nhau bàn luận đưa ra ý kiến về một vấn đề. Mình ủng hộ việc tranh luận trong NCKH vì nhờ nó mà vấn đề được khai thác triệt để hơn, nhưng việc tranh luận phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Đôi khi, trong quá trình làm việc, các bạn nên quan tâm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong nhóm để hiểu hơn về tính cách người đó; càng hiểu nhau hơn thì càng giúp các bạn hợp tác dễ hơn.

Đừng im lặng khi bạn cảm thấy tức tối hay áp lực trong khi NCKH. Bạn hãy thẳng thắn nói ra những suy nghĩ của mình, điều đó sẽ giúp bạn giải tỏa cảm giác khó chịu và giúp người khác hiểu và thông cảm bạn hơn.

Trong một nhóm, luôn cần có một người trưởng nhóm. Nhưng theo mình nghĩ, trong NCKH, không nên quá đặt nặng vai trò của người thủ lĩnh, người đứng đầu sẽ là người động viên tinh thần và gắn kết mọi thành viên với nhau, đôn đốc các thành viên làm việc theo đúng tiến độ đã đặt ra lúc đầu.

Một điểm quan trọng nữa để giúp các bạn làm việc nhóm hiệu quả đó là sự kiên nhẫn. Sự nóng vội hay thể hiện thái quá đều không giúp các bạn vượt qua khó khăn. Chỉ có kiên nhẫn mới là “chìa khóa của mọi thành công”. Nhờ có kiên nhẫn, mình mới có thể tìm hiểu mọi việc một cách thấu đáo; nhờ vào kiên nhẫn bạn mới nhận ra bạn sai ở điểm nào; cũng nhờ vào kiên nhẫn mới giúp bạn nhận ra giá trị thực sự của làm việc nhóm.


Trên đây là những chia sẻ mà mình nghiệm ra sau khoảng thời gian làm NCKH. Mình mong rằng tất cả các bạn những người yêu thích NCKH có thể phát huy được tính teamwork trong NCKH, chúc các bạn thành công!








Critical thinking

Giới thiệu:

Critical thinking (tạm dịch là khả năng tư duy phê phán) là một kỹ năng rất cần thiết cho nghiên cứu khoa học, bài viết này sẽ giới thiệu làm thế nào để có thể phát huy tốt critial thinking nhằm đáp ứng cho việc nghiên cứu khoa học nói riêng và cho học tập nói chung.

Sự cần thiết của critical thinking

Tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học đòi hỏi tác giả phải có những đóng góp mới cho khoa học (thế mới gọi là nghiên cứu!), tuy nhiên, sẽ là rất khó khăn (nếu không muốn nói là không thể) để có những ý tưởng sáng tạo và đóng góp có giá trị nếu không có được kiến thức nền tảng tốt về lĩnh vực đang nghiên cứu. Do đó, các nhà khoa học thường bắt đầu quá trình nghiên cứu với công việc hệ thống hóa lại các kiến thức có liên quan về lĩnh vực đang nghiên cứu. Những kiến thức cần thiết cho việc nghiên cứu có thể đến từ nhiều nguồn như các công trình nghiên cứu có liên quan, các bài báo khoa học, sách chuyên ngành... Đó chính là điểm bắt đầu của critical thinking trong khoa học. Dựa trên hệ thống kiến thức sẵn có, tác giả sẽ xem xét, đánh giá và phân tích để tìm ra những điểm mạnh (tính đúng đắn), những vấn đề còn tranh luận hay các yếu kém của các công trình nghiên cứu trước... Dựa trên những phân tích này, tác giả sẽ nêu ra quan điểm của mình và cung cấp bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình. Đó là toàn bộ quy trình vắn tắt của việc nghiên cứu. Toàn bộ quy trình này đòi hỏi một kỹ năng không thể thiếu (có thể nói là quan trọng nhất) đó là critical thinking.

Định nghĩa critical thinking

Critical thinking được định nghĩa như sau: 

Critical thinking, in general, refers to a higher-order of thinking that questions assumptions. It is a way of deciding whether a claim is true, false, or sometimes true and sometimes false, or partly true and partly false. The origins of critical thinking can be traced in Western thought to the Socratic method of Ancient Greece and in the East, to the Buddhist Abhidharma. Critical thinking is an important component of most professions. It is a part of the education process and is increasingly significant as students progress through university to graduate education, although there is debate among educators about its precise meaning and scope. (Theo Wikipedia)


Nói một cách đơn giản, critical thinking là xem xét và đánh giá một vấn đề nào đó là đúng, sai, hay vừa đúng sai, đồng thời nêu quan điểm của mình và cung cấp bằng chứng bảo vệ quan điểm của mình.

Làm thế nào để có thể nâng cao kỹ năng critical thinking

Khả năng về critical thinking phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm học tập và nghiên cứu của mỗi người. Tuy nhiên, critical thinking là một kỹ năng có thể học tập và rèn luyện được, phần tiếp theo xin được giới thiệu bài viết về critical thinking của University of Sydney (Australia).

What is the difference between descriptive, analytical, persuasive and critical writing?
The simplest type of academic writing is descriptive, and its purpose is to provide facts or information. An example would be a summary of an article or a report of the results of an experiment. The kinds of assignment instructions for a purely descriptive assignment could be, e.g. identify, report, list, name, record, summarise, collect, define, etc.

However, it is rare for a university-level text to be purely descriptive. Most academic writing is also analytical. Analytical writing includes descriptive writing (i.e. facts or information), plus the added feature of re-organisation. That is, in analytical writing you not only give information, but you also re-organise it into categories, groups, parts, types or relationships. Sometimes, these are categories or relationships which are already part of the discipline (e.g. In the discipline of Law, there are 2 types of law: common law and statute law). Sometimes, these are categories or relationships which you create specifically for your text (e.g. If you are comparing two theories, you might break your comparison into 3 parts, based on 3 aspects of the theories, such as: how each theory deals with social context, how each theory deals with language learning, and how each theory can be used in practice). The kinds of instructions for an analytical assignment could be, e.g. analyse, compare, contrast, relate, examine, classify, etc.

In most academic writing, you are required to go at least one step further than analytical writing, to persuasive writing. Persuasive writing has all the features of analytical writing (i.e. information, plus re-organisation of the information) plus the added feature of your own point of view. Your point of view may be, for example, an interpretation of the findings, an argument or some recommendations. Most essays are persuasive, and there is a persuasive element in at least the discussion and conclusion of a research article. In persuasive writing, each claim that you make needs to be supported by some evidence – e.g. by a reference to an authoritative published source, by empirical findings or by original reasoning – whatever kind of evidence is appropriate for your discipline and the specific text you are writing. The kinds of instructions for a persuasive assignment could be, e.g. argue, evaluate, discuss, take a position; as well as evaluative language such as, e.g. more convincing, problem, opportunity, succeed, should.

Critical writing is common for research, postgraduate and advanced undergraduate writing. Critical writing has all the features of persuasive writing (i.e. facts + re-organised + your point of view), plus the added feature of at least one other point of view. That is, while persuasive writing requires you to have your own point of view on an issue or topic, critical writing requires you to consider at least two points of view, including your own. For example, you may explain a researcher's interpretation or argument, and then evaluate the merits of her argument, or give your own alternative interpretation. Examples of critical writing assignments include a critique of a journal article, or a literature review which finds the strengths and weaknesses of existing research. The kinds of instructions which can show that you are required to write critically could be, e.g. critique, debate, disagree, evaluate, etc. Usually these are accompanied by either the name of someone whose work you should critique (e.g. Chomsky (1975)) or else more general words for people’s opinions in the discipline, e.g. 'adherents of M-Theory', 'some may assume that…', 'qualitative versus quantitative approaches', 'those in working in the constructivist tradition', etc.

Many academic texts that you write will have some parts which are more analytical or descriptive, and other parts which are persuasive or critical. For example, an empirical thesis needs critical writing in the literature review, to show where there is a gap or opportunity in the existing research. However, the methods section will have many paragraphs which are mostly descriptive, in order to summarise the methods used to collect and analyse information. In the results section of an empirical thesis or a research report, there will be mostly descriptive and analytical writing, while the discussion section is more analytical, as you relate your findings back to your research questions, and generally also more persuasive, as you propose your interpretations of the findings.

Each of the types of writing above has specific language features. By developing your skill in these language features, e.g. by attending a workshop on critical writing (see links on the right), you can control how analytical, persuasive or critical your writing is.

How can I think, read or write more critically?
A simple definition of critical thinking, reading and writing is that it considers more than one point of view or interpretation.

Here is one step-by-step process you can follow for critical thinking or reading (e.g. of a theory, research article or recommendation):
  1. Identify the important choices which have been made. (For example, what is the author’s point of view? What methodology did the researcher choose? What type of action has been recommended? What evidence do they offer?)
  2. Think of some alternatives to those choices. (For example, what other points of view are possible? What other methodologies, actions or evidence could have been used?)
  3. Reach your own position on the alternatives. (For example, which point of view do you agree with? What are the strengths and weaknesses of the different methodologies or recommended actions?)
  4. Find some convincing evidence for your point of view. (For example, to what books or articles could you refer, to support your view? What examples or data can you draw on, to show that your view is convincing?)
There are other techniques for critical thinking and reading. (See Learning Centre workshops, or search the library catalogue for books on critical thinking: see links on the right.)

Critical writing requires strong writing skills. This is because you not only need to thoroughly understand the topic and the issues, but also to develop an essay structure and paragraph structure which will clearly analyse the different interpretations, develop an argument which considers more than one viewpoint, and provide convincing evidence for your view.

To build your skills in critical writing, there are several workshops which you can do (see the links on the right of this page). It can also be very helpful to look at some examples of critical writing by students within your discipline. Ask your tutor, lecturer or the office of your school or department whether there are any samples of good critical writing by previous students that you can look at. Also, you can look at professional critical writing in your discipline: Find some recent copies of a few top academic journals in your subject area, and look for some book reviews. A book review is one type of critical writing, and it will show you examples of the style and structure which is acceptable in your discipline.

How can I think, read or write more analytically?
Simply defined, analysis means re-organising facts or ideas. That is, analysis is the process of looking at facts or ideas and sorting them into categories, groups, parts, types or relationships.
  • Analytical thinking means seeing similarities and differences between facts and ideas, looking for patterns and trends, identifying real examples of an abstract principle, or breaking something into its different parts.
  • Analytical reading means doing the same things in relation to what you are reading; for example, considering how this article is related to what you have read before, looking at how the main ideas in the article can be broken into parts, thinking of real-life examples, etc.
  • Analytical writing means doing the same things mentioned above, and then naming the analytical categories you have thought about, and using them to organise the structure of your own text. For example, if you are writing a comparison of public and private education, you could name some categories of comparison, such as cost effectiveness, equity and political implications, and use these to structure your paragraphs.
Sometimes, you need to use analytical categories or relationships which are already part of the discipline. For example, in the discipline of Linguistics, there are grammatical categories, such as imperative, declarative and interrogative, which can be used to categorise real examples of spoken language. In the discipline of Law, there are two types of law: common law and statute law.

Often, however, you create new analytical categories or relationships, specifically for your text. For example, if you need to compare two theories, you might break your comparison into 3 parts, based on categories for comparing the theories, such as: how each theory deals with social context, how each theory deals with grammar, and how each theory can be used in practice.

To make your writing more analytical, here are some tips:
  • Spend plenty of time planning. Brainstorm the facts and ideas, and try different ways of grouping them, according to patterns, parts, similarities and differences, using colour-coding, flow-charts, tree-diagrams or tables.
  • Create a name for the relationships and categories you find: e.g. advantages, disadvantages.
  • Build each paragraph around one of the analytical categories.
  • Make the paragraph structure of your paper clear to your reader, by using topic sentences and a clear introduction.

I want help organising and analysing information.
There are two main approaches to organising and analysing information for academic writing, and most people prefer one of these:
  • The planning approach - Spend a lot of time on different types of planning before you begin writing. Only start writing when you know exactly what you will write in each paragraph.
  • The drafting approach - Start writing early, while you are still developing your ideas. Write many drafts and gradually re-organise your text until your ideas are clear and your paragraphs are well-structured.
Both of these approaches can be successful. However, if your tutor, lecturer or supervisor asks you to write more analytically, or more clearly, or to improve the structure of your writing, it may help to try some more planning stages.
1. Early planning - Capture as many ideas as possible, without worrying about structure, e.g.:
  • carefully read and think about the assignment or task, and what its purpose is
  • write brainstorm lists of key words
  • draw mind-maps, diagrams and flow-charts
  • discuss your ideas with someone else
  • list all the readings you could use
  • read the abstracts for the relevant sources and make notes on how each article could be useful
  • for a large task like a thesis or dissertation, use Endnote, or similar software, to save your references and notes
2. Middle planning strategies - Create some ways to structure the ideas and facts into groups, e.g.:
  • look for similarities, differences, patterns, themes or other ways of grouping and dividing the ideas under headings - e.g. advantages, disadvantages, causes, effects, problems, solutions, types of theory
  • use coloured highlighters or symbols to tag themes in your readings or notes
  • physically group your readings or notes into piles
3. Later planning strategies - Choose some of the themes or groups, to create a structure for your written text, e.g.:
  • draw some tree diagrams, showing which ideas, facts and references would be included under each heading
  • discard ideas which don't fit into your over-all purpose, and facts or references which are not useful for what you want to discuss
  • if you have a lot of information - e.g. for a thesis or dissertation, create some tables to show how each theory or reading relates to each heading (this is often called a 'synthesis grid')
  • plan the number of paragraphs you need, the topic heading for each one, and dot points for each piece of information and reference needed
  • try a few different possible structures until you find the one which works best

I want help developing my own point of view or argument.
Many writing tasks at university require persuasive writing, in which you present your own point of view. Common types of point of view in academic writing include an argument, a recommendation, interpretation of findings or evaluation of the work of others. All such positions need to be supported by evidence, such as research findings or reference to published sources.

Here are some strategies to help you reach your own point of view on the facts or ideas:
  • read some other researchers' points of view which have been published on this topic: who do you feel is the most convincing?
  • look for patterns in the data or references: where is the evidence strongest?
  • list several different interpretations: what are the real-life implications of each one? which ones are likely to be most useful or beneficial? which ones have some problems?
  • discuss the facts and ideas with someone else: do you agree with their point of view?
If you are writing an essay or a similar type of text, you will need some skills to develop an argument. This involves breaking your main point of view into parts, for example:
  • list the different reasons for your point of view
  • think about the different types and sources of evidence which you can use to support your point of view
  • consider different ways that your point of view is similar to, and different from, the points of view of other researchers
  • look for other ways to break your point of view into parts: e.g. cost effectiveness, environmental sustainability, precision of measurement, scope of real-world application, theoretical clarity, etc.

To present your point of view in writing at university, you need some skills for writing in an objective academic style. This means that you should:
  • use evaluative language which is moderate, not too strong - e.g. use very beneficial instead of wonderful, or use problematic instead of a failure.
  • use evaluative language which is technical, not emotional - e.g. use innovative, sustainable or comprehensive, instead of excellent or great.
  • use language (such as modality), to make your point of view more cautious - e.g. use more exercise could increase life expectancy, instead of more exercise always increases life expectancy.
Different disciplines have different styles for persuasive writing. For example, in some fields it is fine to write 'my view is that...' , while in some fields this is not acceptable. It is wise to look at the style used by experts to express interpretations, opinions and recommendations: check the Discussion and Conclusion section of published articles, and look for book reviews in scholarly journals in your discipline area.



Chúc các bạn thành công trên con đường học tập và nghiên cứu khoc học bắt đầu với CRITICAL THINKING!

Trí Tri

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Đề tài gợi ý 6














ĐỀ TÀI: SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT – CÁC KHÓ KHĂN VÀ CÁC NHÂN TỐ TRỢ GIÚP HỮU HIỆU

Dẫn nhập
Sinh viên năm thứ nhất phải đương đầu với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi môi trường học tập từ trường phổ thông lên đại học. Đối với nhiều sinh viên từ các tỉnh sẽ còn những khó khăn do sống xa gia đình. Trong bối cảnh đó, những trợ giúp từ phía nhà trường, gia đình, bạn bè … sẽ giúp sinh viên vượt qua khó khăn. Việc hiểu biết về những vấn đề này sẽ giúp Nhà trường có những giải pháp thích hợp để hỗ trợ sinh viên.

Mục đích
Xácđịnh những thách thức chính mà sinh viên phải đối đầu trong năm thứ nhất và những nhân tố giúp sinh viên vượt qua khó khăn.

Phương pháp
  • Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn sinh viên năm thứ hai về những thách thức họ đã gặp trong năm thứ 1 và những sự trợ giúp được đánh giá là hữu hiệu. Xác định các thách thức quan trọng nhất và những trợ giúp được đánh giá là hữu hiệu nhất.
  • Phân tích tương quan giữa nhóm sinh viên (tỉnh/thành phố, nam/nữ…) với những khó khăn và sự trợ giúp.
  • Phân tích tương quan giữa những khó khăn với sự trợ giúp. Qua đó, xác định sự trợ giúp nào là tốt nhất cho loại khó khăn nào.

Đối tượng
Sinh viên năm 2

Đề tài gợi ý 5















ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI TỶSUẤT SINH LỜI CỦA CỔ PHIẾU

Dẫn nhập
Các thông tin trên báo cáo tài chính được xem là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định về việc đầu tư vào một công ty niêm yết. Thí dụ các nhà đầu tư có thể xem xét lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hoặc lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh để đánh giá về tình hình doanh nghiệp và ra quyết định có đầu tư hay không. Các quyết định này ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị truờng chứng khoán.

Mục đích
Nghiên cứu này tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các thông tin cụ thể trên báo cáo tài chính với tỷ suất sinh lời của cổ phiếu tại thị trường chứng khoán VN. Qua đó, đưa ra những gợi ý về vai trò của thông tin trên báo cáo tài chính với quyết định đầu tư. Những gợi ý này có nhiều ứng dụng trong thực tế, thí dụ cơ sở xác lập mức trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Phương pháp
Các tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với thông tin sử dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đề tài gợi ý 4











THUYẾT MINH THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN INTERNET Ở CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

Dẫn nhập
Ngày nay, với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc tiếp cận thông tin ngày càng dễ dàng hơn. Trong doanh nghiệp, Internet được sử dụng như một công cụ hữu ích, kịp thời, hiệu quả về chi phí trong việc cung cấp thông tin cho các bên liên quan. Internet có vai trò quan trọng trong việc cách mạng hóa công tác truyền tải thông tin, các công ty có thể đưa lên internet các báo cáo tài chính năm truyền thống cùng với các thông tin tài chính và phi tài chính dưới nhiều định dạng khác nhau như âm thanh, hình ảnh, video…

Mục tiêu
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm công ty và việc sử dụng Internet như là một kênh công bố tự nguyện các thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Đáng giá mức độ công bố thông tin trên Internet và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin qua Internet.

Cơ sở lý thuyết
  • Dựa vào các nghiên cứu về công bố thông tin trên BCTC truyền thống. Các nghiên cứu thực nghiệm chuyên đề về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuyết minh thông tin với tài liệu báo cáo tài chính bản giấy. Sự thành công về nghiên cứu ở chủ đề này đã được ghi nhận trong bảng xem xét toàn diện các tài liệu thuộc lĩnh vực này của tác giả Oyelere et al (2003).
  • Dựa vào các nghiên cứu về công bố thông tin tài chính trực tuyến trên Internet của một số tác giả như Craven  and  Marston  (1999); Oyelere  et  al. (2003); Fisher et al. (2004); Smith and Peppard (2005);  Oyelere et al (2007); and Mohamed et al (2009)…
  • Dựa vào các lý thuyết nền tảng như lý thuyết chi phí ủy nhiệm, chi phí chính trị, tín hiệu và bất đối xứng thông tin, nhu cầu vốn, chi phí tranh chấp, và danh tiếng công ty kiểm toán được sử dụng để làm căn cứ đưa ra các giả thiết nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu

Xây dựng các giả thiết nghiên cứu
Các nhân tố quyết định vấn đề thuyết minh được kiểm tra có thể bao gồm quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, tình trạng niêm yết, đòn bẩy tài chính, cơ cấu vốn chủ sở hữu, quy mô kiểm toán, mức độ quốc tế hóa… Tùy từng điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam mà tác giả lựa chọn mô hình giả thiết nghiên cứu phù hợp.

Phương pháp
Phương pháp sử dụng là thống kê mô tả, phân tích hồi quy đơn biến, đa biến.

Cách thức lựa chọn mẫu
Lựa chọn từ danh sách các công ty niêm yết một mẫu thích hợp. Phân loại các công ty có website và không có website. Các thao tác kiểm tra được thực hiện trên các đường dẫn website của các công ty sẵn có trên các trang thông tin điện tử. Hoặc việc tìm kiếm website sẽ được thực hiện bằng các công cụ tìm kiếm. Cũng có thể liên hệ qua điện thoại để yêu cầu cung cấp địa chỉ các trang web của các công ty.

Xây dựng danh mục thông tin
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một quy định pháp lý cụ thể nào trong vấn đề quy định số lượng cũng như chất lượng thông tin cung cấp trên website. Để xây dựng danh mục thông tin trong quá trình xử lý dữ liệu đòi hỏi các tác giả phải cân nhắc và lựa chọn các tiêu chí phù hợp.

Thông thường, công ty sử dụng trang web của họ để tự nguyện cung cấp một loạt các thông tin bao gồm cả thông tin lịch sử và nền tảng về công ty, sản phẩm dịch vụ được cung cấp, các thông tin có tính chất tài chính... Tác giả có thể dựa vào đó để xây dựng các danh mục thông tin.

Kết luận
Tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm công ty với thuyết minh thông tin tự nguyện qua webisite và đưa ra giải pháp cho các phát hiện đó.

HẠ TRẮNG