Trong cuộc sống năng động hiện nay, từ “teamwork” (tạm dịch là làm việc nhóm) xuất hiện như một trào lưu, nó không chỉ là một kỹ năng mà nó còn là giống như một công cụ để giúp chúng ta thành công. Khi bắt tay cùng nhau làm việc nhóm, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và mâu thuẫn. Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải đối mặt với các thành viên khác; bạn muốn thay đổi thành viên trong nhóm hay thậm chí bạn muốn bỏ cuộc. Với bài viết này, mình chỉ muốn chia sẻ với các bạn về những kinh nghiệm teamwork trong NCKH mà mình đã trải qua, vì vậy bài viết sẽ không đi sâu vào khai thác định nghĩa hoặc phân tích phương thức của teamwork. Hy vọng, những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn có thể làm việc nhóm hiệu quả hơn và đạt được kết quả NCKH như mong muốn.
Ông bà ta có câu “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Từ xưa đến nay, ai cũng công nhận sức mạnh tập thể bao giờ cũng có thể chiến thắng tất cả nhưng đối với mình lại nghĩ, trong NCKH tập thể vừa là cơ hội và cũng vừa là trở ngại cho từng cá nhân.
Làm việc nhóm – cơ hội cho sự thành công tập thể.
Lợi thế của teamwork trong NCKH được mình cụ thể bằng thuật ngữ “2D” : devision và development.
- Division : sự phân chia công việc
Công việc NCKH đòi hỏi thời gian lâu dài và sự miệt mài tìm tòi học hỏi. Một người có thể tập trung làm tốt một khía cạnh của đề tài nhưng không thể am hiểu hết mọi ngóc ngách vấn đề của cả đề tài được. Việc phân công cùng nghiên cứu đề tài NCKH sẽ giúp giảm bớt áp lực công việc cho từng người, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian của cả nhóm. Với lại, với sự hợp tác của nhiều người, đề tài sẽ được khai thác một cách triệt để và có nhiều ý tưởng sáng tạo.
- Development: Sự phát triển
Cùng nhau NCKH sẽ giúp phát triển trên nhiều phương diện: phát triển mối quan hệ trong xã hội, phát triển về nhân cách và tư duy.
Làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên gắn kết với nhau, thân nhau hơn. Đồng thời, các bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ thông qua những người bạn cùng trong nhóm. Hoạt động trong một tập thể, bạn sẽ học được cách cư xử, phát triển được kỹ năng giao tiếp, tự hoàn thiện những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Quan trọng nhất đó là sự phát triển về tri thức. Bạn sẽ lĩnh hội được nhiều cái mới từ người khác, Đối với những vấn đề bạn không trực tiếp nghiên cứu thì bạn vẫn có thể am hiểu nhờ vào sự chia sẻ thông tin của các thành viên trong nhóm.
Làm việc nhóm – thách thức đối với từng cá nhân
Đó chính là sự xung đột mâu thuẫn giữa các cá nhân. Mỗi người một cá tính riêng sẽ có cách nhìn nhận riêng về một vấn đề dẫn đến bất đồng quan điểm. Hoặc là những mâu thuẫn từ mối quan hệ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến công việc NCKH. Hay từ sự ích kỷ của mỗi cá nhân, đố kỵ hay phân biệt người làm nhiều người làm ít đều có thể là trở ngại khiến cho các bạn không thể giữ hòa khí trong nhóm NCKH.
Vậy làm sao để từng thành viên có thể tận dụng cơ hội và vượt qua trở ngại?
Theo mình nghĩ, để có thể làm việc nhóm hiệu quả, việc đầu tiên bạn phải xây dựng một nhóm NCKH thõa mãn được một vài trong nhiều điều sau đây:
- Cùng có một niềm say mê nghiên cứu, thích tìm tòi, khám phá đến bản chất vấn đề.
- Là bạn bè đã cùng nhau làm việc nhóm trước đây và có thể chia sẻ cùng nhau.
- Có cùng mục đích NCKH
- Có sự quyết tâm và kiên trì trong quá trình làm việc
- Có niềm tin tưởng lẫn nhau.
- Là bạn bè đã cùng nhau làm việc nhóm trước đây và có thể chia sẻ cùng nhau.
- Có cùng mục đích NCKH
- Có sự quyết tâm và kiên trì trong quá trình làm việc
- Có niềm tin tưởng lẫn nhau.
Tiếp đến, bạn cần duy trì teamwork trong NCKH. Để làm được điều này, mình nghĩ bí quyết nằm ở câu sau “Hãy học cách kiềm chế cái tôi của bản thân, hãy học cách tôn trọng, hãy đặt mình vào trong hoàn cảnh người khác và hãy nói lên điều mình nghĩ.”
Đã trong một nhóm NCKH, các bạn phải đặt mục đích và mục tiêu NCKH lên hàng đầu. Từ đó, mỗi thành viên của nhóm phải biết hy sinh lợi ích cá nhân để có thể cùng nhau đạt được lợi ích cao nhất của cả nhóm.
Trong quá trình làm việc nhóm, các bạn phải luôn chia sẻ thông tin, cùng nhau bàn luận đưa ra ý kiến về một vấn đề. Mình ủng hộ việc tranh luận trong NCKH vì nhờ nó mà vấn đề được khai thác triệt để hơn, nhưng việc tranh luận phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Đôi khi, trong quá trình làm việc, các bạn nên quan tâm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong nhóm để hiểu hơn về tính cách người đó; càng hiểu nhau hơn thì càng giúp các bạn hợp tác dễ hơn.
Đừng im lặng khi bạn cảm thấy tức tối hay áp lực trong khi NCKH. Bạn hãy thẳng thắn nói ra những suy nghĩ của mình, điều đó sẽ giúp bạn giải tỏa cảm giác khó chịu và giúp người khác hiểu và thông cảm bạn hơn.
Trong một nhóm, luôn cần có một người trưởng nhóm. Nhưng theo mình nghĩ, trong NCKH, không nên quá đặt nặng vai trò của người thủ lĩnh, người đứng đầu sẽ là người động viên tinh thần và gắn kết mọi thành viên với nhau, đôn đốc các thành viên làm việc theo đúng tiến độ đã đặt ra lúc đầu.
Một điểm quan trọng nữa để giúp các bạn làm việc nhóm hiệu quả đó là sự kiên nhẫn. Sự nóng vội hay thể hiện thái quá đều không giúp các bạn vượt qua khó khăn. Chỉ có kiên nhẫn mới là “chìa khóa của mọi thành công”. Nhờ có kiên nhẫn, mình mới có thể tìm hiểu mọi việc một cách thấu đáo; nhờ vào kiên nhẫn bạn mới nhận ra bạn sai ở điểm nào; cũng nhờ vào kiên nhẫn mới giúp bạn nhận ra giá trị thực sự của làm việc nhóm.
Trên đây là những chia sẻ mà mình nghiệm ra sau khoảng thời gian làm NCKH. Mình mong rằng tất cả các bạn những người yêu thích NCKH có thể phát huy được tính teamwork trong NCKH, chúc các bạn thành công!
Hay, mình cũng đang tham gia vào nhóm NCKH. Rõ ràng hai yếu tố Division và Development rất quan trọng trong lĩnh vực này. Nó giúp nhóm hoàn thành công việc, lại giúp mỗi thành viên tự hoàn thiện và phát triển bản thân mình trong quá trình công tác. Và cái quan trọng nhất, đó là sự gắn kết và thấu hiểu nhau từ các thành viên trong nhóm!
Trả lờiXóa