Đối với nghiên cứu khoa học (NCKH), việc xác định đề tài đóng vai trò quyết định những bước tiếp theo của bạn. Bài viết hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một số con đường để tìm được một đề tài cho riêng mình.
- Hãy bắt đầu bằng việc đọc các tài liệu liên quan đến lĩnh vực bạn yêu thích hoặc tham dự một buổi hội thảo nghiên cứu hay một loạt chuyên đề. Cố gắng là một người đọc, một người nghe chủ động bằng cách phân tích và tìm hiểu sâu hơn những vấn đề được đề cập. Tự đặt câu hỏi cho mình và xem xét câu hỏi nào chưa có đáp án, bạn có thể bắt đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.
- Nghiên cứu các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí hay các nguồn dữ liệu trực tuyến. Bằng cách xem qua tên đề tài mà các tác giả khác đã viết hay danh mục các tài liệu tham khảo liên quan, bạn có thể xác định được vấn đề được quan tâm. Bắt đầu tìm hiểu về vấn đề, bạn sẽ tích cóp được một lượng kiến thức đủ để bắt đầu bài nghiên cứu cho riêng.
- Bắt đầu với một đề tài đã được các tác giả khác nghiên cứu bởi không có nghiên cứu nào là hoàn thiện. Những lỗ hổng, hạn chế trong nghiên cứu này sẽ mở ra hướng đi mới trong nghiên cứu của bạn. Sự khác biệt về không gian, thời gian và môi trường…cũng tạo ra sự khác biệt giữa nghiên cứu của bạn và của các tác giả trước.
- Xây dựng đề tài từ những vấn đề liên quan đến các môn học trên trường. Bạn đang học chuyên ngành kiểm toán và bạn cũng đã được tìm hiểu về hệ thống hoạch đinh nguồn nhân lực (ERP) trong môn Hệ thống thông tin kế toán. Vậy tại sao bạn không thử tìm hiểu về sự khác biệt trong công tác kiểm toán tại các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán thông thường và doanh nghiệp ứng dụng ERP trong quản lý doanh nghiệp.
- Dựa vào thực tế đang diễn ra. Xem xét những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Ví dụ, cơn sốt giá vàng những tháng vừa qua đang thu hút rất nhiều sực quan tâm của công chúng lẫn các cơ quan chức năng. Bạn có thể bắt đầu đi tìm thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. Đề tài được phát triển từ thực tế sẽ mang tính cấp thiết cao.
- Giải pháp cuối cùng, nếu vẫn chưa tìm được đề tài cho mình, đừng ngại thảo luận với giảng viên hướng dẫn của bạn. Các thầy cô thường có danh sách một số đề tài mà bạn có thể tham khảo được. Hơn nữa, thầy cô cũng sẽ giúp đỡ bạn trong việc phát triển ý tưởng thành một đề tài NCKH.
HẠ TRẮNG
em cũng muốn làm 1 đề tài mà hiện h còn mơ màng và thấy nó xa vời vs mình quá!
Trả lờiXóa2019
Trả lờiXóa